XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO LÒ HƠI CHUẨN NHẤT
1. Giới thiệu:
Xử lý nước cấp lò hơi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng độ bền lò, tiết kiệm nhiên liệu đốt và bảo vệ an toàn trong quá trình vận hành.
Mục tiêu xử lý nước cấp lò hơi để ngăn ngừa cáu cặn và ngăn ăn mòn đường ống. Các tiêu chuẩn quy định về nước sử dụng cho nồi hơi được ban hành, như ASME của Mỹ, EN 12 953-10 cho nồi hơi ống lửa, EN 12 952-12 cho nồi hơi ống nước của Cộng đồng châu Âu hay JIS B 8223-2006,...
Tiêu chuẩn nước cấp nồi hơi theo EN 12 952-12:
Stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nước cấp vào nồi |
Nước trong nồi |
1 |
Độ pH (ở 250C) |
8,5 – 10,5 |
10,5 – 12,0 |
|
2 |
Tổng lượng khoáng |
mg/l |
< 1000 |
< 2560 |
3 |
Lượng sắt tổng |
mg/l |
< 0,3 |
< 0,5 |
4 |
Độ cứng |
mgCaCO3/l |
< 2 |
< 10 |
5 |
Độ kiềm tổng (m) |
mgCaCO3/l |
< 500 |
< 800 |
6 |
Kiềm hỗn hợp (p) |
mgCaCO3/l |
< 100 |
< 500 |
7 |
Clorua (Cl–) |
mg/l |
< 250 |
< 500 |
8 |
Ô-xy hòa tan |
mg/l |
< 0,1 |
Quy trình xử lý nước cấp lò hơi:
Thuyết minh:
1. Công đoạn xử lý sơ bộ đối với nguồn nước cấp là nước sông hoặc nước ngầm:
Nước cấp cho lò hơi từ nguồn nước sông hay nước ngầm được bơm vào bể chứa. Nhiệm vụ của bể chứa trong trạm xử lý là dự trữ nước cho hệ thống xử lý nước cấp ở phía sau. Nước từ bể chứa được xử lý hóa lý tách rác, kết tủa tạo bông hoặc khử phèn tách sơ bộ các chất ô nhiễm ra khỏi dòng nước trước khi vào bể chứa trung gian phục vụ cho công đoạn xử lý chính của dây chuyền.
2. Công đoạn xử lý nước cấp lò hơi
Từ bể chứa trung gian nước từ bể chứa này được bơm cột lọc composite, tại cột lọc áp lực cặn lơ lững có trong nước được giữ lại trước khi qua lớp than hoạt tính loại bỏ Cl2 tự do có trong nước và làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan còn lại sau công đoạn lọc cặn.
Nước sau khi qua cột lọc áp lực composite được đưa qua cột trao đổi cation bậc 1. Các ion dương (Mg2+, Ca2+, Na+,…) sẽ được trao đổi với nhựa R-H (nhựa gốc acid mạnh), các ion dương (Mg2+, Ca2+, Na+,…) sẽ chiếm vị trí của H trong nhựa và giải phóng H+, chính vì thế nước sau ra khỏi cột trao đổi cation mang tính acid. Khi vận hành bộ Cation, do nước đi từ trên xuống thông qua các lớp nhựa trao đổi Cation tính axit mạnh, tính lựa chọn của lớp nhựa với các ion dương có khác nhau nên trong cột nhựa bị phân thành các lớp Ca2+, Mg2+, Na+ không ngừng di chuyển xuống phía dưới cho đến khi các lớp nhựa mất khả năng. Sau khi nước đi ra khỏi cột trao đổi cation thì nồng độ ion dương còn lại vẫn cao nên phải tiếp tục đưa qua cột trao đổi cation bậc 2. Nguyên tắc làm việc của cột trao đổi cation bậc 2 giống như cột trao đổi cation bậc 1. Sau đó nước được tiếp tục đưa đến cột trao đổi anion, trong cột trao đổi anion có chứa nhựa R-OH ( nhựa gốc bazờ mạnh). Các ion âm (SO42-, Cl-, HSiO3-…) sẽ chiếm chỗ của OH và sản sinh ra OH-, ion OH- sẽ kết hợp với H+ được tách ra ở cột trao đổi cation bậc 1 và bậc 2 để tạo phân tử nước ( H2O). Nước sau khi ra khỏi cột anion bậc 1 sẽ được đưa vào cột trao đổi anion bậc 2 (nước sau khi ra cột trao đổi anion bậc 2 nước có PH tăng gần lên trung tính).
Nước tiếp tục được đưa vào cột trao đổi hỗn hợp (vì nồng độ TDS còn lại sau khi ra khỏi cột trao đổi anion bậc 2 chưa đạt tiêu chuẩn nước cấp cho lò hơi). Trong cột trao đổi hỗn hợp có chứa hỗn hợp nhựa RH và nhựa ROH được hòa trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp (RH:ROH ~ 1:2). Các phản ứng trong cột trao đổi hỗn hợp hầu như diễn ra đồng thời, nhựa trao đổi dạng RH sản sinh ra H+ và nhựa dạng R-OH sản sinh ra OH- thì lập tức OH- và H+ này phản ứng với nhau tạo thành nước, phản ứng trao đổi hoàn thành triệt để và đưa vào bể chứa.
Từ bể chứa được dẫn qua hệ thống lọc tinh 0,5µm và qua hệ thống lọc RO loại boe hoàn toàn kim loại và các tạp chất cung cấp nước sạch cho hệ thống nồi hơi.
**CÔNG TY THƯƠNG MẠI & KỸ THUẬT HƯNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 365 Tôn Đức Thắng - Q. Liên Chiểu - Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.55.16.56 / 0905.29.55.86
Email: hungphuongdng@gmail.com
MỤC LỤC NGÀNH NGHỀ