DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI
* Nguyên lý hoạt động:
Nguồn nước chủ yếu bị nhiễm các ion kim loại nặng như sắt, mangan, canxi…và các cation dương, nước nguồn không bị nhiễm anion. Do đó, công nghệ xử lý anion được lựa chọn sử dụng. Trao đổi ion là quá trình trao đổi dựa trên sự tương tác hóa học giữa các ion pha lỏng và các ion pha rắn. Đây là các phản ứng thế giữa ion pha lỏng và ion pha rắn. Các nhựa pha lỏng này sẽ hấp thu các ion có trong nước, khi đó các ion trong nước sẽ thế chỗ các ion trên hạt nhựa trao đổi ion. Quá trình này phụ thuộc và từng loại nhựa trao đổi ion. Trạng thái trao đổi ion gồm 2 trạng thái chính:
+ Trạng thái động: lớp nhựa trao đổi liên tục trong quá trình vận chuyển và tái sinh liên tục, hệ thống vận hành liên tục.
+ Trạng thái tĩnh: lớp nhựa trao đổi đứng yên trong quá trình hoạt động của hệ thống, nhựa được tái sinh gián đoạn, chế độ vận hành gián đoạn.
* Quy trình xử lý:
- Đầu tiên, nước nguồn được bơm lên bể chứa nước thô. Sau đó, nước được bơm qua các bể lọc than, bể trao đổi ion để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước.
- Bồn lọc than có tác dụng loại bỏ các tạp chất lơ lửng, mùi, màu, hấp thụ các nguyên tố dạng vết, các chất độc,… có trong nước. Hiệu suất lọc của than phụ thuộc và tính chất và thời gian tiếp xúc của nước và than.
- Bồn trao đổi ion có nhiệm vụ loại bỏ các cation trong nước, làm mềm nước…bảo vệ hệ thống lọc nước RO của dây chuyền sản xuất.
Nước sau khi qua bồn trao đổi ion được lưu lại bể chứa nước sạch trung gian. Nước tại bể chứa nước sạch trung gian được bơm qua bồn lọc tinh để loại bỏ các tạp chất có kích thước rất nhỏ trong nước (5 µm). Bồn lọc tinh có nhiệm vụ là bảo vệ chống nghẹt màng RO. - Hệ thống này ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược để loại bỏ hầu hết các vi khuẩn, virut có trong nước. Thẩm thấu là hiện tượng nước dịch chuyển từ nơi muối có nồng độ thấp đến nơi muối có nồng độ cao hơn để tạo thế cần bằng trong dung dịch. Còn thẩm thấu ngược thì nước sẽ đi từ nơi muối có nồng độ cao đến nơi không có hoặc ít muối hơn nhờ tác dụng của ngoại lực, lực này làm cho nước thấm qua một màng đặc biệt. Đây là một loại màng đặc chủng chịu được, chịu được áp suất cao, màng mỏng, trên các màng có các lỗ với kích thước rất nhỏ (0.001 micro). Màng được làm từ vật liệu Cellulose acette, polyamide.
- Nước sau hệ thống RO được lưu ở bể chứa nước sạch. Tại bể này, để tiêu diệt các vi sinh trong nước có hiện tượng tái nhiễm vi sinh khi lưu trữ nước trong bể, khí ozon được cấp vào bể để khử trùng nước. Đồng thời đầu ra của bể chứa nước, hệ thống UV được lắp trên đường ống để tiêu diệt vi khuẩn, virut có trong nước do hiện tượng nước bị tái nhiễm vi sinh trên đường ống. Nước sau khi qua hệ thống UV được bơm qua hệ thống vi lọc để lọc xác vi khuẩn.
* Thông số kỹ thuật:
Đối tượng sử dụng | Cơ sở sản xuất nước đóng chai, sản xuất nước đá,.. |
Công suất | Theo yêu cầu của khách hàng từ 1.5 – 50 m3/h. |
Mục đích sử dụng | Sản xuất nước đóng chai, nước đá |
Cấu tạo, thành phần thiết bị | Bộ lọc tinh 5µm, làm mền, màng lọc RO, hệ thống xúc rửa màng, bơm tăng áp 2 cấp, lưu lượng kế, tủ điện điều khiển, TDS controller, khung inox,.. |
Ưu điểm | Dễ lắp đặt sử dụng, di chuyển |
Nguồn nước đầu vào | Nước máy, nước giếng khoan,.. |
TDS nguồn | <1000 ppm |
Khử muối, vi khuẩn | >96%, >99% |
Chất lượng đầu ra | Đạt tiêu chuẩn nước uống đóng chai BYT |
Giá cả | Liên hệ để biết thông tin |
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0909.79.4445
Email: envico.vietnam@gmail.com
Website: congnghemoitruong.net
MỤC LỤC NGÀNH NGHỀ